NHỮNG KHÓ KHĂN CỐT LÕI CỦA TỰ KỶ

  1. Khiếm khuyết chất lượng quan hệ xã hội

Suy yếu trong các hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã hội, từ nhẹ  đến nặng. Ví dụ…

  • Suy yếu trong việc phát triển (bắt đầu), duy trì, và sự hiểu biết các mối quan hệ, từ mức độ nhẹ đến nặng
  • Gặp một số bất thường về giọng nói không được tự nhiên: Giọng nói khác thường hoặc đều đều giống robot (người máy) không có ngữ điệu lên xuống; một số trẻ khác có giọng cao một cách bất thường (VD: Nhấn mạnh các âm cuối hoặc từ cuối của câu v.v.
  • Một số nhỏ trẻ tự kỷ thường không nói nhưng trong một khoảng thời gian nào đó trẻ nói được vài chữ rất chính xác, đúng ngữ cảnh
  • Khoảng 1/4 cha mẹ có con tự kỷ kể lại rằng, ban đầu trẻ biết nói bình thường rồi vài tháng sau ngưng phát triển và dần dần mất luôn khả năng và không nói được nữa
  • Trẻ tự kỷ dùng lời nói chủ yếu là để nhu cầu của chúng được thoả mãn hơn là mục đích có tính xã hội như nói làm vui lòng người khác
  • Tính nhại lời là một trong những bất thường hay thấy nhất ở trẻ Tự kỷ. Khoảng 80% tất cả các trẻ Tự kỷ nói được thường biểu lộ của tật này.
  • Nhại lời ngay lập tức chính là kiểu nhại lời đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ. Đôi lúc trẻ chỉ lặp lại một số lời nói nó vừa nghe được mà không có một lý do nào (con chào cô chưa)
  • Mức độ tiếp nhận ngôn ngữ hạn chế
  • Nhại lời trì hoãn là một loại khác xảy ra khi một trẻ có khó khăn trong việc rút ra ý nghĩa của lời nói (hoặc có thể mô tả như là một rối loạn trung tâm xử lý thính giác). Nhại lời trì hoãn xuất hiện khi trẻ lặp lại một số đoạn đối thoại đã nghe trong quá khứ

2. Các kiểu hành vi, sở thích bất thường, định hình lặp lại

  • Trẻ tự kỷ thường có các hoạt động vận động cơ, sử dụng đồ vật, hoặc lời nói rập khuôn hoặc lặp lại
  • Nhấn mạnh sự giống nhau, tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động, hoặc các mẫu nghi thức hành vi bằng lời hoặc không lời
  • Những sở thích bị giới hạn cao và cắm chốt và có tính bất thường về cường độ hoặc mức tập trung
  • Phản ứng quá mức hoặc dưới mức bình thường đến cảm giác đầu vào hoặc quan tâm đặc biệt trong khía cạnh cảm giác của môi trường

3. Các vấn đề sức khỏe, thể chất đi kèm với rối loạn phổ tự kỷ

  • Khuyết tật trí tuệ: 32% trẻ em mắc tự kỷ có khiếm khuyết về trí tuệ, 25% được nhận thấy ở trong khoảng ranh giới và 43% có khả năng tư duy trung bình và trên trung bình.
  • Sự phát triển: 24% trẻ bình thường ở 1 số lĩnh vực, 0,7% trẻ có tự kỷ nhẹ và IQ cao, 40% trẻ tự kỷ không thể giao tiếp, 39% giao tiếp ở mức độ đơn giản, 21% trẻ chỉ gặp khó khăn khi khởi xướng, duy trì hội thoại
  • Sự phát triển về thể chất: 85% trẻ phát triển thể chất
  • hoàn toàn bình thường, 6-7% thừa cân, 9% thiếu cân.
  • Vấn đề về dạ dày và ăn uống: Trẻ tự kỷ thường có khả năng mắc các vấn đề về dạ dày mạn tính cao hơn so với những trẻ khác: táo bón, tiêu chảy hay trào ngược dạ dày
  • Vấn đề về giấc ngủ: Ước tính khoảng 50-80% trẻ tự kỷ có các vấn đề với giấc ngủ, cụ thể là khó khăn đi vào giấc ngủ hay ngủ ngon giấc.
  • Vấn đề động kinh
  • 3 người mắc tự kỉ thì 1 người trong số đó bị động kinh
  • Động kinh là một rối loạn thần kinh bao gồm hoạt động não
  • bất thường, có sự thay đổi đặc biệt là ở điện não đồ

4. Các vấn đề sức khỏe tâm thần khác

  • Khoảng 70% người mắc tự kỷ có một rối loạn tâm lý kèm theo và 40% có thể có từ hai rối loạn trở lên.
  • Lo âu, tăng động giảm chú ý (ADHD) và rối loạn ám
  • ảnh cưỡng chế nằm trong số phổ biến.
  • Vấn đề về rối loạn giác quan: Chủ yếu ở 7 giác quan cơ bản: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác, cảm thụ bản thể, tiền đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *