CÁC MỐC PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP, TƯƠNG TÁC VÀ CHƠI ĐÙA CỦA TRẺ NHỎ

CÁC MỐC PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP, TƯƠNG TÁC VÀ CHƠI ĐÙA CỦA TRẺ NHỎ

Trẻ em như búp trên cành, biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan. Vậy trẻ em biết tương tác, biết chơi đùa như thế nào là mốc phát triển thông thường? Nhiều phụ huynh đã hỏi chúng tôi về vấn đề này. Vậy Trung tâm xin trả lời về các mốc phát triển tương tác và chơi đùa của trẻ nhỏ như dưới đây. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo so sánh với các em bé nhà mình xem có phát triển bình thường không nhé! Bên cạnh đó, trung tâm cũng đưa ra các nguy cơ xảy ra nếu cột mốc không đạt và hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn, thăm khám khi cần.

Tuổi Các mốc phát triển Nguy cơ có thể xảy ra nếu
cột mốc không đạt
Từ 0 đến 6 tháng
  • Giao tiếp bằng mắt với người chăm sóc trong vài giây
  • Đáp lại bằng một nụ cười khi được chăm sóc, tương tác
  • Chú ý đến gương mặt của những người khác.
  • Nhận ra cha mẹ và người chăm sóc
  • Phân biệt người lạ
  • Cười để đáp lại thường xuyên
  • Phân biệt giữa giọng nói thân thiện, vui vẻ và giọng nói giận dữ
  • Thao tác và khám phá đồ vật, đồ chơi
  • Tạo ra nhiều nguyên âm
  • Thích thú với hình ảnh của mình trong gương và với tay sờ
  • Đưa tay ra để được bế
  • Thường xuyên hướng mắt và quay đầu về phía có âm thanh
  • Có thể dẫn đến phát triển cơ bắp kém
  • Có thể dẫn đến một khả năng chậm trễ để chơi độc lập
  • Có thể dẫn đến chậm phát triển giác quan do chậm tương tác với đồ chơi và các đối tượng cảm giác khác
  • Có thể dẫn đến sự phát triển cảm xúc kém (VD có thể dễ khóc)
  • Có thể dẫn đến chậm phát triển tương tác và giao tiếp do ít chú ý tới người chăm sóc và nét mặt
Từ 6 đến 12 tháng
  • Cười hoặc tạo ra âm thanh để được chú ý.
  • Hiểu và đáp ứng với tên gọi của mình
  • Chơi ú òa
  • Tham gia vỗ tay khi được nhắc
  • Thể hiện sự gần gũi với cha mẹ, người thân và sợ người lạ
  • Đáp ứng với biểu cảm trên khuôn mặt
  • Chia đồ chơi cho người khác
  • Hiểu từ cho (cùng với việc xòe tay)
  • Thao tác và khám phá đồ vật
  • Bắt chước hành động của người lớn
  • Lắc đầu để từ chối và chỉ để khoe, yêu cầu
  • Vẫy tay tạm biệt
  • Gật đầu đồng ý
  • Khoe đồ chơi
  • Có thể dẫn đến chậm phát triển giác quan do thiếu kinh nghiệm chơi cảm giác
  • Có thể dẫn đến chậm kỹ năng vận động tinh do thiếu thực hành thao tác đồ chơi và đồ vật
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ và chú ý chung
  • Có thể gặp khó khăn để bắt chước và học hỏi từ những người khác
  • Có thể dẫn tới chậm nói hoặc suy yếu về tương tác xã hội
Từ 1 tuổi đến 2 tuổi
  • Chỉ những đồ được quan tâm, chú ý
  • Xác định bản thân trong gương/ ảnh
  • Bắt chước hành vi của người lớn
  • Thích các hành động lặp đi lặp lại như bỏ đồ vào và lấy ra khỏi hộp
  • Vẽ nguệch ngoạc trên giấy
  • Bắt chước một hành động chơi giả vờ (VD: giả bộ uống nước)
  • Giả bộ các hành động chơi liên quan đến cơ thể (VD: ngủ, ăn, đi vệ sinh, uống nước)
  • Tự phát thực hiện một hành động với một con búp bê, gấu bông, xe (bé trai) (VD: ôm búp bê)
  • Dùng 1 vật thay thế khi chơi giả bộ (VD: sử dụng khăn giấy làm chăn đắp cho búp bê)
  • Gọi tên ít nhất 1 người.
  • Đáp ứng với câu hỏi có hoặc đối với các mong muốn và nhu cầu.
  • Có ít nhất 25 từ vựng biểu cảm.
  • Sử dụng từ không để biểu lộ ý từ chối.
  • Sử dụng các cụm chủ ngữ -vị ngữ.
  • Hỏi xin thức ăn khi đói.
  • Dùng các đại từ nhân xưng (con, em, cháu) theo ngữ cảnh.
  • Thi thoảng xin đi vệ sinh.
  • Thích chơi trốn tìm
  • Bắt đầu chơi bên cạnh những đứa trẻ khác
  • Quan sát những đứa trẻ khác chơi xung quanh chúng nhưng sẽ không chơi với chúng
  • Mở cửa hoặc tủ có ngăn kéo không cần nút tay cầm.
  • Chơi đa dạng đồ chơi, thực hiện các hoạt động khác nhau với mỗi đồ chơi.
  • Bắt chước các hành động của trẻ khác.
  • Nhìn mặt người khác để đoán cảm xúc /cảm nhận của họ.
  • Chào, và tạm biệt, mà không cần nhắc nhở

 

  • Có thể dẫn đến chậm kỹ năng vận động tinh do thiếu thực hành thao tác đồ chơi và đồ vật
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ và chú ý chung
  • Có thể gặp khó khăn để bắt chước và học hỏi từ những người khác
  • Có thể dẫn tới chậm nói hoặc suy yếu về tương tác xã hội
  • Có thể chậm trễ trong việc hểu các câu hỏi hoặc khái niệm chung trong dộ tuổi cần đạt.
  • Có thể chậm trễ việc diễn đạt ý muốn/ nhu cầu của bản thân.
  • Có thể xuất hiện các hành vi ăn vạ do việc giao tiếp kém hiệu quả.
  • Có thể chậm trễ trong việc thực hiện các công vệc tự chăm sóc bản thân hàng ngày như múc ăn, cởi mặc, vệ sinh…
Từ 2 đến 3 tuổi
  • Có ý thức mạnh mẽ về quyền sở hữu
  • Có thể bắt đầu chơi hợp tác
  • Đối xử với búp bê hoặc gấu bông như thể nó còn sống
  • Chơi bên cạnh với những trẻ khác nhưng sẽ không chơi cùng với họ
  • Bắt đầu sử dụng các biểu tượng trong trò chơi của trẻ như cây gậy trở thành thanh kiếm
  • Chơi các chủ đề phản ánh các sự kiện cuộc sống ít trải nghiệm hơn (VD: khám bác sĩ)
  • Các hành động chơi rất chi tiết và hợp lý
  • Biểu lộ dấu hiệu của sự phát triển tính độc lập “tôi có thể tự làm nó”.
  • Tham gia với người lớn thực hiện một hoạt động trong khoảng  5 phút.
  • Tham gia chơi giả vờ về cảnh sinh hoạt trong gia đình, giả vờ hoạt động của người lớn trong 10 phút.
  • Chơi những trò chơi nhóm đơn như “dung dăng dung dẻ”.
  • Bắt đầu chơi với trẻ khác với sự giám sát của người lớn.
  • Sử dụng các cụm từ có 2 – 3 từ.
  • 50% lời nói là dễ hiểu.
  • Sử dụng các từ sở hữu (của tôi, của con, của cháu).
  • Hỏi các câu hỏi đơn giản.
  • Đáp ứng với các câu hỏi không đơn giản mà được liên hệ tới thông tin thị giác.
  • Sử dụng các đại từ đề cập đến người khác.
  • Hỏi các câu hỏi “ở đâu
  • Có nhận thức về sự chấp thuận của cha mẹ hoặc không chấp thuận hành động của mình
  • Bắt đầu tuân theo và tôn trọng các quy tắc đơn giản
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô và người chăm sóc
  • Có thể gặp khó khăn trong việc bắt chước người khác do hiểu biết và chú ý kém
  • Có thể dẫn đến chậm kỹ năng vận động tinh do thiếu thực hành thao tác với đồ chơi.
  • Có thể dẫn đến chậm trễ trong việc sử dụng các dụng cụ học tập như bút chì và kéo, thước.
  • Có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc thương lượng và đàm thoại với bạn khi chơi.
  • Có thể xuất hiện các hành vi ăn vạ do việc giao tiếp kém hiệu quả.
  • Có thể chậm trễ trong việc thực hiện các công vệc tự chăm sóc bản thân hàng ngày như múc ăn, cởi mặc, vệ sinh…
Từ 3 đến 4 tuổi
  • Chơi với đồ chơi cơ khí
  • Quay đầu với những đứa trẻ khác
  • Chơi với 2 hoặc 3 trẻ em trong một nhóm
  • Sử dụng các câu đơn giản với các đại từ.
  • Thường xuyên thắc mắc và hỏi các câu hỏi “ai?, tại sao? Khi nào?”
  • Trả lời các câu hỏi “ai”, “khi nào”, “như thế nào”.
  • Sử dụng các cụm từ phủ định.
  • Trả lời câu hỏi “tại sao
  • Sử dụng các giới từ khác ngoài trong/ngoài.
  • Đàm thoại được 4-5 lượt khi chơi đùa, trò chuyện với người khác.
  • Trả lời các câu hỏi “ở đâu”.
  • Chơi các chủ đề mở rộng vượt ra ngoài trải nghiệm cá nhân (VD: lính cứu hỏa chữa cháy, cứu người)
  • Thường xuyên nói được cảm giác và cảm xúc của mình
  • Cảm thấy xấu hổ khi bị bắt lỗi
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với cha mẹ, bạn bè cùng tuổi
  • Có thể khó khăn để bắt chước và học hỏi từ những người khác do hiểu biết và chú ý kém
  • Có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp như bày tỏ mong muốn, nhu cầu, suy nghĩ và ý tưởng
  • Có thể khó khăn trong phát triển chơi giả bộ, biểu tượng và thao tác với đồ chơi và đồ dùng.
  • Có thể dẫn đến chậm trễ trong việc sử dụng các dụng cụ học tập như bút chì và kéo, thước.
  • Có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc kết bạn, thương lượng và đàm thoại với bạn khi chơi.
  • Có thể xuất hiện các hành vi ăn vạ do việc giao tiếp kém hiệu quả.
Từ 4 đến 5 tuổi
  • Bắt đầu biết chơi thay phiên nhau và đàm phán
  • Sử dụng vài liên từ (VD: và, hoặc,..).
  • Định nghĩa các từ đơn giản.
  • Hỏi định nghĩa của các từ.
  • Có thể miêu tả sự khác nhau của các đồ vật.
  • Có thể miêu tả sự giống nhau trong các đồ vật.
  • Chơi cùng với mục đích chia sẻ là chơi với người khác
  • Thường thích chơi với những đứa trẻ khác hơn là chơi một mình
  • Chơi tưởng tượng (VD: chơi ở góc nhà, mặc quần áo, nấu ăn)
  • Thích chơi trò chơi với các quy tắc đơn giản (VD: trốn tìm)
  • Có thể thay đổi luật chơi khi hoạt động đã diễn ra
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp và đàm thoại qua lại.
  • Có thể đấu tranh để bắt chước và học hỏi từ những người khác do hiểu biết và chú ý kém.
  • Có thể gặp khó khăn trong việc bày tỏ mong muốn, nhu cầu, suy nghĩ và ý tưởng của mình.
  • Có thể dẫn đến lòng tự trọng kém do những khó khăn khi giao tiếp.
  • Có thể gặp khó khăn trong việc tưởng tượng và hiểu luật khi chơi
  • Có thể khó khăn trong phát triển chơi giả bộ, biểu tượng và thao tác với đồ chơi và đồ dùng.
  • Có thể dẫn đến chậm trễ trong việc sử dụng các dụng cụ học tập như bút chì và kéo, thước.
  • Có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc kết bạn, thương lượng và đàm thoại với bạn khi chơi.
Từ 5 đến 6 tuổi
  • Chơi chủ đề bao gồm các chủ đề không bao giờ có kinh nghiệm cá nhân (VD: lên vũ trụ)
  • Chơi và đàm phán với người khác trong khi chơi
  • Tham gia vào cuộc nói chuyện mà không nói tranh phần trong cuộc trò chuyện đó.
  • Sử dụng các từ ngày mai  hôm qua.
  • Trả lời điện thoại, nhận tin nhắn đơn giản và chuyển nó cho người nhận.
  • Các trò chơi được tổ chức tốt
  • Chủ động nói xin lỗi khi vô tình mắc lỗi.
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp
  • Có thể gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn ở nhà và ở trường
  • Có thể gặp khó khăn khi kể lại sự kiện
  • Có thể gặp khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng bằng lời nói và ở dạng viết
  • Có thể dẫn đến lòng tự trọng kém do những khó khăn về chơi đùa và giao tiếp
Từ 6 đến 7 tuổi
  • Thích chơi trong các nhóm nhỏ và tạo ra các trò chơi của riêng họ với các quy tắc
  • Thích chơi các trò chơi hợp tác nhưng gặp khó khăn khi thua cuộc
  • Thích chơi với những bạn cùng giới tính
  • Thích sử dụng và hiểu các quy tắc trong trò chơi
  • Làm việc trên 1 hoạt động/dự án trong ít nhất 20 phút.
  • Chia sẻ các trải nghiệm hoặc đồ vật bằng lời với một nhóm bạn cùng lớp như trong suốt trò chơi “kể chuyện”
  • Trả lời các câu hỏi “khi nào”.
  • 100% lời nói là dễ hiểu
  • Có bạn thân
  • Có thể gặp khó khăn khi giao tiếp
  • Có thể gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn ở nhà và ở trường
  • Có thể gặp khó khăn khi kể lại sự kiện
  • Có thể gặp khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ và ý tưởng bằng lời nói và ở dạng viết.
  • Có thể dẫn đến rụt rè, thiếu tự tin do những khó khăn về chơi đùa và giao tiếp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *